Hợp đồng cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là gì? hình thức ? hậu quả pháp lý như thế nào?

Đội ngũ Luật sư giỏi Công ty Luật ViLaKey chi nhánh Luật Sư Đồng Nai chuyên tư vấn các quy định liên quan đến cầm cố tài sản

cam co tai san 2 1 - Hợp đồng cầm cố tài sản
Hợp đồng cầm cố tài sản

Khái niệm cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và phải thực hiện bằng hợp đồng cầm cố tài sản.

Tài sản cầm cố có thể là:

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản hoặc Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Nếu tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ.

Bên giữ tài sản cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác; không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý

Hình thức của cầm cố tài sản:

Việc cầm cố tài sản đối với tài sản cầm cố là động sản có thể thực hiện hình thức bằng miệng hoặc bằng văn bản; Còn đối với bất động sản thì bắt buộc bằng văn bản.

Văn bản thỏa thuận cầm cố không bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý cao hơn bạn có thể yêu cầu công chứng, chứng thực để đảm bảo quyền lợi.

Thời hạn cầm cố tài sản:

Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Hiệu lực của Cầm cố tài sản

Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

Hậu quả pháp lý của cầm cố tài sản

Khi hai bên ký hợp đồng cầm cố tài sản: Tài sản và giấy tờ được giao cho bên nhận cầm cố theo thời gian mà hai bên thỏa thuận.

Trong thời gian hợp đồng cầm cố có hiệu lực: Tài sản sẽ do bên nhận cầm cố quản lý, có thể sử dụng (nếu hai bên có thỏa thuận).

Trường hợp hết thời gian cầm cố mà bên nhận cầm cố không thực hiện được nghĩa vụ thể hiện trong hợp đồng thì hai bên có thể xử lý tài sản theo hai bên thỏa thuận hoặc đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt  thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ của Bên nhận cầm cố

Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ bảo quản tài sản cầm cố như của chính mình, nếu không bảo quản tài sản dẫn đến thiệt hại sẽ phải tự gánh chịu thiệt hại.

Vì vậy nếu bên nhận cầm cố làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì họ phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố tài sản

Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

Người nhận cầm cố có quyền chiếm hữu đối với tài sản cầm cố, nếu trong thời gian cầm cố người nhận cầm cố thực hiện hành vi “bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác” sẽ bị coi là hành vi bất hợp pháp và người cầm cố có quyền yêu cầu đòi lại tài sản ở người đang thực tế chiếm hữu, dù rằng đó là tài sản mà mình đã cầm cố.

Tuy nhiên, các hành vi nói trên được coi là hợp pháp khi có thỏa thuận hoặc đó là nội dung của biện pháp xử lý tài sản cầm cố, được người nhận cầm cố thực hiện sau khi đến hạn mà nghĩa vụ không được thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.

Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;

Người nhận cầm cố không phải chủ sở hữu của tài sản cầm cố do vậy ngoài việc chiếm hữu ra họ không có quyền nào khác nếu không được chủ sở hữu của tài sản cầm cố đồng ý và cho phép, về nguyên tắc hành vi “không” khai thác công dụng tài sản là nghĩa vụ của bên nhận cầm cố.

Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Ngay sau khi nghĩa vụ chính chấm dứt (nghĩa vụ được đảm bảo bằng tài sản cầm cố) người nhận cầm cố phải trả lại tài sản cho bên cầm cố đúng với tình trạng như lúc nhận cầm cố. Ngoài ra, nếu các bên đã thỏa thuận biện pháp bảo đảm khác để thay thế biện pháp cầm cố thì kể từ thời điểm được coi là thay thế, người nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố cho người cầm cố.

Bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố.

Nghĩa vụ này là một dạng trách nhiệm bồi thường thiết hại, vì vậy theo nguyên tắc chung của việc bồi thường thiệt hại, người nhận cầm cố chỉ phải bồi thường nếu họ có lỗi trong việc mất mát, hư hỏng tài sản.

Mọi chi tiết liên quan tới chế định cầm cố tài sản vui lòng liên hệ Hotline/Zalo: 0916 39 79 190918 22 99 88

Chuyên Mục: Dịch Vụ Luật Sư,Tin Tức Pháp Luật,Tư Vấn Pháp Luật

Chủ Đề: ,,,

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19