Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một chế định không mới, nó được Bộ luật dân sự quy định từ lâu, BLDS 2005 đến BLDS 2015 đều quy định về trách nhiệm bồi thường dân sự khi vật nuôi gây ra cho con người.

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định từ rất lâu, tuy nhiên trong đời sống hàng ngày, chúng ta ít khi sử dụng chế tài này vào để giải quyết xử lý tranh chấp khi có thiệt hại xẩy ra như bị thương tật, bị lây nhiễm bệnh dại .v.v.v mà nguyên nhân gây ra thiệt hại là do vật nuôi của người khác gây ra như: Chó, mèo, khỉ, v,v,v, gây ra.

Vậy khi có thiệt hại xẩy ra trên thực tế, thì chúng ta phải làm gì để đòi quyền lợi? và ai là người có trách nhiệm bồi thường cho mình? nó là trách nhiệm gì? được quy định tại đâu?

boi thuong thiet hai cho can - Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Đội ngũ Luật sư giỏi, Công ty Luật Vilakey chi nhánh Luật sư Đồng Nai sẽ giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị vô tình bị vật nuôi của gia đình khác gây ra cho mình.

Để được mời Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi xin vui lòng liên hệ Hotline: 0916 39 79 190918 22 99 88

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo quy định của BLDS 2015, Bộ luật hiện hành quy định

Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Trên thực tế, có nhiều trường hợp Súc vật gây ra thiệt hại cho con người không có tác động bởi hành vi cụ thể nào của con người có thể xuất phát tự đặc tính tự nhiên của Súc vật hoặc do yếu tố môi trường: Ví dụ tự nhiên mình đi qua nhà người khác bị chó nhà người đó nuôi xông ra cắn, hoặc do thời tiết nóng nực quá, súc vậy dễ mắc bệnh dại và có hành vi cắn người.

Tuy nhiên, Pháp luật vẫn quy định:

  • Chủ sở hữu súc vật, quản lý, chiếm hữu, sử dụng ngay tình hay bất hợp pháp vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại ngay cả khi ” Chủ sở hữu, người quản lý, chiếm hữu, sử dụng đó không có lỗi”.
  • Tuy nhiên trường hợp Chủ sở hữu, người quản lý, chiếm hữu, sử dụng này chứng minh được người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật nuôi gây ra thiệt hại cho thì Chủ sở hữu, người quản lý, chiếm hữu, sử dụng đó không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Ví dụ do đặc tính của con chó này dữ, chủ nhà đã nhốt trong lồng, và có cảnh báo là không được chọc phá hay tháo lồng.. nhưng người này vẫn không thực hiện, cố tình chọc phá tháo lồng chó và bị chó cắn, gây thương tích. Trong trường hợp này Chủ sở hữu, người quản lý, chiếm hữu, sử dụng đó không chịu trách nhiệm bồi thường. 

Căn cứ bồi thường thiệt hại

  • Thiệt hại được xác định: Thiệt hại về người như: bị chết, bị tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và về tài sản như tài sản bị mất mát, hư hỏng không thể sử dụng hay khôi phục.

Mức bồi thường

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại

    Ngoài ra: Người có trách nhiệm phải bồi đắp về tổn hại về tinh thần, danh dự nhân phẩm, mức bù đắp sẽ do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được, thì mức bù đắp sẽ được tính như sau:

  • Mức bồi đắp tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
  • Mức bồi đắp tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mức bồi đắp tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được loại trừ khi

  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Trường hợp bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại không tự nguyện bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
  • Thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân nơi mình cư trú để yêu cầu bồi thường.
  • Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Vậy nên, trường hợp bạn bị súc vật do người khác gây ra thiệt hại cho bản thân có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân nơi mình cư trú để đòi quyền lợi cho mình.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 09163979190918 22 99 88

Chuyên Mục: Tin Tức Pháp Luật

Chủ Đề: ,,,,

HÃY ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Để được tư vấn ngay vui lòng gọi cho Luật sư của chúng tôi theo số: 0916 39 79 19